KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025
Trường Tiểu học Nông Nghiệp được thành lập từ năm 1993 (trường được tách ra từ trường Phổ thông Cở sở cấp 1,2 Nông Nghiệp) thuộc phân cấp quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm.
Sau gần hai mươi năm hoạt động nhà trường đã từng bước đi lên và ngày càng trưởng thành hơn, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.
I. Đặc điểm nhà trường:
1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Ban giám hiệu: 02
- Tổng số giáo viên: 30
- Tống số nhân viên: 8
- Chi bộ: đảng viên. Nhiều năm liền đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh.
2. Về học sinh:
- Tổng số lớp: 18 – 825hs
Trong đó: Khối 1: 4 lớp (176 học sinh)
Khối 2: 4 lớp (182 học sinh)
Khối 3: 4 lớp (206 học sinh)
Khối 4: 3 lớp (145 học sinh)
Khối 5: 3 lớp (116 học sinh)
3. Mặt mạnh:
- Đại đa số giáo viên đều nhiệt tình, 100% đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó 94,7% trên chuẩn. Có nhiều giáo viên mũi nhọn ở hầu hết các bộ môn.
- BGH có kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết, sáng tạo, chỉ đạo sát sao.
- Nhiều cán bộ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo trong chuyên môn.
- Đa số học sinh con em của cán bộ học viện nên có tố chất tốt.
- Trường xanh, sạch, đẹp.
- Chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao.
- Chất lượng nề nếp, học tập của học sinh ngày càng đi lên.
4. Mặt yếu:
- Một số CBGV đổi mới dạy học còn chậm nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường còn chưa mạnh, phong cách làm việc chưa khoa học.
- Công tác thi đua chưa mạnh, việc viết và áp dụng SKKN chưa sôi nổi.
- Việc thanh tra, kiểm tra của các tổ nhóm chưa hiệu quả.
- Ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưa cao.
5. Thành tích nổi bật của trường:
- Chất lượng giảng dạy các năm học vừa qua có trên 99% học sinh xếp loại từ hoàn thành trở lên.
- Năm học 2019 – 2020:
+ Học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện : 221 em (26,85%)
+ Học sinh vượt trội: 326 em (39,61%)
+ Lên lớp: 99,7%
+ SKKN:10 (trong đó: 01cấpThành phố, 05 SKKN đạt loại B và 04 SKKN đạt loại C cấp Huyện)
+ Số lượng học sinh đạt giải cấp Huyện, Thành phố: 36
- Các phong trào Đoàn – Đội – Hội đều được xếp loại tốt.
- Trường được công nhận Tập thể lao động tiên tiến cấp Huyện.
- Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh.
6. Thời cơ – thách thức:
* Thời cơ:
- Được sự chỉ đạo sát sao của ngành, đặc biệt là của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm, nhà trường phấn đấu tiếp tục duy trì xây dựng trường tiên tiến trong những năm học học tiếp theo.
- Sự quan tâm ủng hộ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể tại địa phương.
- Trường có khung cảnh sư phạm xanh, sạch, đẹp.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được trẻ hóa, nhiệt tình, năng động, sáng tạo hơn.
- Ý thức học tập của học sinh ngày càng được nâng lên rõ rệt.
* Thách thức:
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên phải cố gắng nhiều mới đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số giáo viên cao tuổi còn hạn chế.
- Môi trường xã hội phức tạp ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh.
- Trường chưa đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất thiếu thốn.
II. Tầm nhìn, sứ mệnh và hệ thống các giá trị:
1. Tầm nhìn:
Xây dựng môi trường học tập có chất lượng cao của huyện Gia Lâm.
2. Sứ mệnh:
Cung cấp cho học sinh kiến thức vững chắc, phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, đạo đức, tính cảm, thẩm mỹ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.
3. Hệ thống giá trị cơ bản nhà trường:
Khao khát tri thức.
Đoàn kết trong công việc.
Luôn luôn vươn lên.
Khỏe mạnh về thể chất cũng như tinh thần.
III. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hoạt động:
1. Mục tiêu: Xây dựng nhà trường có chất lượng tốt.
2. Chỉ tiêu:
a. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Trong đó: + BGH: 02
+ Giáo viên: cần từ 20 đến 23 người
+ Nhân viên: 7 (1 Y tế - TQ; 1 Thư viện đồ dùng – 1 Kế toán -VT – 4 Bảo vệ - 1 Lao công)
- 100% giáo viên có trình độ đại học trở lên.
- Năng lực chuyên môn của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt giỏi: 80%
- 80% các tiết dạy có ứng dụng CNTT.
- Hệ thống phòng chức năng đầy đủ, chuẩn hóa, hoàn thiện.
b. Học sinh:
- Qui mô: 18 đến 22 lớp (với 1000 học sinh)
- Chất lượng về năng lực, phẩm chất:
+ Thực hiện đầy đủ: 100 %
+ Có kĩ năng cơ bản khi tham gia các hoạt động xã hội.
- Chất lượng Giáo dục:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện: 27%
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện: 40%
+ Lên lớp: 100%
+ Học sinh Hoàn thành chương trình tiểu học: 100%
- Chất lượng mũi nhọn:
+ Học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố, đạt giải về TDTT: 35 đến 40 học sinh
c. Cơ sở vật chất:
- Tất cả các phòng học có đầy đủ các thiết bị tối thiểu đáp ứng công tác giảng dạy và áp dụng CNTT, đặc biệt là các phòng chức năng ngoài các thiết bị hiện đại ra còn được nối mạng internet.
- Phấn đấu tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng thêm nhà đa năng, phòng ăn cho học sinh; tu sửa lại hệ thống sân trường, cửa các phòng khu lớp học và khu hiệu bộ.
- Trường học phấn đấu duy trì đạt Chuẩn Quốc gia trong những giai đoạn tiếp theo.
- Môi trường sư phạm trong lành, khung cảnh nhà trường “xanh – sạch – đẹp”.
IV. Chương trình hành động:
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh:
- Nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là đức dục – trí dục, chú trọng rèn luyện kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe phòng tránh tai nạn thương tích. Tiếp tục đổi mới dạy học, đổi mới đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục đối với từng lứa tuổi học sinh.
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách quản lý các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên thực hiện nghiêm túc hoạt động giảng dạy, đổi mới PPDH.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ:
- Xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, chất lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu xã hội. Có tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhà trường, hợp tác vì sự phát triển chung của nhà trường.
- Người phụ trách: Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất – trang thiết bị:
- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới; có biện pháp sử dụng, bảo quản hợp lý.
- Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, nhân viên thiết bị, kế toán.
4. Ứng dụng và phát triển CNTT:
- Triển khai rộng rãi hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, các hoạt động khác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin, tự học hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và giáo viên tin học.
5. Huy động nguồn lực giáo dục từ xã hội:
- Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt qui chế dân chủ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực vật chất và tinh thần của các tổ chức, cá nhân tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương.
- Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Ban đại diện CMHS.
V. Tổ chức kiểm tra, đánh giá:
- Phổ biến kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường giai đoạn 2020 - 2025 tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, mọi người dân trong địa phương.
1. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược.
Có kế hoạch điều chỉnh trong từng giai đoạn đảm bảo phù hợp, sát thực với tình hình hiện tại.
2. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ 2020 -> 2022: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, hoàn thiện cơ sở vật chất, xây dựng nền tảng cơ bản của một nhà trường có chất lượng cao, đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện.
- Giai đoạn 2: Từ 2022 -> 2024: Tiếp tục nâng cao kỹ năng giảng dạy của giáo viên, nề nếp học tập của trò, đẩy nhanh chất lượng dạy và học ổn định, vững chắc.
- Giai đoạn 3: Từ 2024 -> 2025: Tiếp tục hoàn thiện quá trình bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; nâng cấp cơ sở vật chất, trở thành một trường có chất lượng bền vững.
3. Phân công nhiệm vụ:
- Đối với Hiệu trưởng: Báo cáo, tham mưu với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể về kế hoạch, định hướng phát triển của nhà trường để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, khai thác tiềm năng xã hội hóa. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tới toàn thể hội đồng nhà trường; thành lập ban kiểm tra, đánh giá, tổ chức tổng kết đúc rút kinh nghiệm để có biện pháp bổ sung kế hoạch kịp thời.
- Đối với Phó Hiệu trưởng: Giúp Hiệu trưởng tổ chức kế hoạch chiến lược ở từng khâu, từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra đôn đốc và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch.
- Đối với các tổ chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ; tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất biện pháp thực hiện tốt kế hoạch được giao.
- Đối với các đoàn thể trong nhà trường: Phối hợp và đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận thực hiện kế hoạch, tham mưu với ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ vào kế hoạch chiến lược và nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết cho cá nhân; tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch qua từng giai đoạn, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp bổ sung cho kế hoạch.