UBND HUYỆN GIA LÂM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH NÔNG NGHIỆP
|
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: 82 /KH-THNN Trâu Quỳ, ngày 19 tháng 11năm 2020
KẾ HOẠCH
Tổ chức hoạt động thư viện năm học 2020 - 2021
A. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ vào Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐTngày 06/11/1998 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông;
- Căn cứ vào Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 02/01/2003 về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường học phổ thông;
- Căn cứ vào công văn số 1185/GDTH-BGD&ĐT ngày 17/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường học;
- Căn cứ vào Thông tư số 30/TT-LB ngày 26/07/1990 của Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn quản lí vốn sự nghiệp đầu tư cho giáo dục phổ thông;
- Căn cứ công văn số 3832/SGD&ĐT-GDPT ngày 02/11/2020 về việc hướng dẫn công tác thư viện trường học năm học 2020 – 2021; căn cứ phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2020 – 2021 của Sở GD&ĐT Hà Nội, nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện trường học, tích cực phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng;
- Căn cứ công văn số 331 /GD&ĐT ngày 17/11/2020 về việc hướng dãn công tác thư viện trường học năm học 2020 – 2021 của phòng GD &ĐT Gia Lâm;
- Thực hiện theo Kế hoạch năm học 2020 – 2021 của trường Tiểu học Nông Nghiệp và tình hình thực tế của thư viện triển khai kế hoạch thư viện năm học 2020 – 2021 như sau:
B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG
I. SỐ LỚP - SỐ HỌC SINH - SỐ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN:
1. Tổng số lớp: 18 lớp
Tổng số học sinh: 821 HS
2. Số giám hiệu: 2 đ/c
- Hiệu trưởng: Trần Thị Hương Lan
- Hiệu phó: Nguyễn Thị Bảo Hòa
3. Số giáo viên: 29 đ/c
4. Số nhân viên: 7 đ/c
5. Họ và tên giám hiệu phụ trách thư viện: Nguyễn Thị Bảo Hòa
6. Họ và tên cán bộ thư viện: Trương Thị Huyền
Trình độ nghiệp vụ: Trung cấp
Kiêm nhiệm hay chuyên trách: Chuyên trách
II. CƠ SỞ VẬT CHẤT:
- Nhà trường có thư viện riêng với diện tích 75m2
- Phòng đọc của giáo viên, học sinh và kho sách.
- Nhà trường có đầy đủ giá, tủ đựng sách, báo, tạp chí.
III. NGUỒN KINH PHÍ CẤP CHO THƯ VIỆN
- Kinh phí cấp theo thông tư 30/TTLB 2 - 3% là: 18 000.000đ
- Kinh phí được cấp từ nguồn khác là: 0đ
- Tổng kinh phí được cấp từ nguồn là: 18000.000đ
IV. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
- Thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao và đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện.
- Trang bị đầy đủ sách giáo khoa và sách nghiệp vụ cho giáo viên, giáo viên đi sâu nghiên cứu nghiệp vụ chuyên môn, có ý thức bảo quản khi sử dụng sách, báo, tạp chí
- Tập thể cán bộ GV, NV ham học hỏi, say mê nghiên cứu, thường xuyên đến thư viện đọc sách, tích lũy kiến thức cho chuyên môn. Giáo viên và học sinh luôn ủng hộ việc đăng kí và phát hành sách hàng năm.
- Có phòng thư viện riêng, có phòng đọc được trang trí sạch, đẹp, thoáng mát. Có đầy đủ trang thiết bị như ti vi, đầu đĩa, máy tính kết nối mạng phục vụ cho công tác tra cứu, tìm thông tin phục vụ cho hoạt động dạy và học.
- Các phong trào như: đọc sách, giữ gìn sách, phát động quyên góp sách và xây dựng tủ truyện ở các lớp tốt.
- Hoạt động của Thư viện dần dần đi vào chiều sâu và có hướng tích cực.
- Đồng chí cán bộ thư viện nắm rõ mục tiêu trách nhiệm đồng thời lên kế hoạch ngay từ đầu năm học, luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp.
- Khó khăn:
- Mặc dù đã đầu tư rất nhiều cho cơ sở vật chất nhưng vẫn chưa đủ.
- Số lượng sách tham khảo cho giáo viên, học sinh chưa nhiều do là trường nhỏ nên kinh phí còn hạn hẹp.
- Phòng đọc học sinh còn hơi nhỏ nên không có không gian để trang trí cho thư viện thêm sinh động hơn nữa.
C. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU NĂM HỌC 2020 – 2021:
1. Sách, báo, tạp chí:
- Đảm bảo 100% HS có SGK để phục vụ cho việc học tập của các em trong năm học.
- Các loại sách, báo, tạp chí phù hợp với nhu cầu lứa tuổi học sinh, nhu cầu học tập của học sinh và nhu cầu tham khảo của giáo viên.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo cho Gv và HS phục vụ tốt cho công tác dạy và học.
- Cung cấp đầy đủ báo, tạp chí, truyện cho Gv và HS đọc để mở rộng, nâng cao kiến thức.
2. Cơ sở vật chất:
- Thường xuyên vệ sinh phòng đọc, kho sách sạch sẽ, thoáng mát, chống ẩm thấp.
- Sắp xếp sách, báo, tạp chí, truyện theo đúng danh mục, sắp xếp khoa học.
- Có phòng đọc cho Gv và HS riêng.
Sử dụng hiệu quả các thiết bị nghe nhìn có máy tính kết nối mạng cho giáo viên sử dụng tại phòng thư viện.
- Nghiệp vụ thư viện:
- Có đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, ghi chép đầy đủ, đúng yêu cầu, cập nhật thông tin.
- Sắp xếp sách báo theo đúng nghiệp vụ thư viện, khoa học.
4. Tổ chức hoạt động:
- Phát hành sách giáo khoa cho HS theo sự chỉ đạo của PGD.
- Mua sắm bổ sung sách cho thư viện theo đúng kế hoạch.
- Hoạt động thư viện theo chủ đề năm học, mở cửa thư viện vào tất cả các ngày trong tuần.
- Thực hiện đọc sách theo thời khóa biểu, đọc vào giờ ra chơi, cho Gv và HS mượn sách mang về nhà đọc.
- Mỗi lớp có một tủ sách tại lớp cho Gv và HS đọc thêm vào tiết hoạt động tập thể, sinh hoạt lớp, đầu giờ học, giờ ra chơi…
- Tổ chức thi kể chuyện theo sách hưởng ứng “tuần lễ học tập suốt đời”
- Mỗi tháng có 1 đến 2 bài giới thiệu sách vào giờ chào cờ.
Tổ chức ngày hội đọc sách từ 2 lần/ năm học
- Hưởng ứng các cuộc thi về văn hóa đọc do các cấp tổ chức (nếu có)
- Tham gia các Hội sách của Thành phố.
5. Công tác quản lý, chỉ đạo:
- Thành lập tổ công tác thư viện theo đúng quy định.
- Có kế hoạch hoạt động và hoạt động theo đúng kế hoạch.
- Có kế hoạch mua sắm kịp thời, sách, báo, truyện.
- Thu chi thư viện theo đúng thông tư 30/TTLB.
- Tổ công tác thư viện họp giao ban hàng tháng, rút kinh nghiệm kịp thời vào cuối tháng.
Tự đánh giá xếp loại: Thư viện đạt chuẩn năm học 2020 – 2021
D. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. BIỆN PHÁP:
1. Sắp xếp phòng đọc và thời gian hợp lí cho cán bộ giáo viên – học sinh đến thư viện hàng ngày.
2. Sử dụng đủ kinh phí theo quy định để trang bị sách báo – tạp chí… và cơ sở vật chất cho thư viện.
3. Phối hợp với các ban ngành, giáo viên chủ nhiệm phát động phong trào quyên góp sách xây dựng thư viện trường và thư viện lớp.
4. Mở cửa thư viện thường xuyên theo đúng lịch cho cán bộ giáo viên, học sinh vào phòng đọc, giúp học sinh có ý thức đọc sách và làm theo sách.
5. Kết hợp với tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, tổ thư viện tuyên truyền, giới thiệu sách…
6. Phối hợp với tổ công tác thư viện thực hiện đúng nghiệp vụ và thường xuyên bổ sung cho vốn sách thêm phong phú.
7. Thường xuyên lau chùi cơ sở vật chất, sắp xếp sách báo … sạch - đẹp – gọn gàng khoa học
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
- Tiếp tục duy trì và giữ vững các hoạt động thư viện:
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh về tác dụng và vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Tổ chức giao lưu giữa tác giả - tác phẩm và người đọc, phục vụ hiệu quả nhu cầu học tập suốt đời của giáo viên và học sinh.
- Các khối lớp dự trù mua bổ sung sách các loại.
- Phát hành kịp thời và đầy đủ các loại sách báo cần thiết đến giáo viên và học sinh phục vụ cho giảng dạy và học tập.
- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách bằng nhiều hình thức phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh.
- Lựa chọn các loại sách báo phục vụ cho các chuyên đề, hoạt động ngoại khoá, các đợt thi đua và các ngày lễ lớn.
- Tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện do các cấp lãnh đạo tổ chức.
- Duy trì đều đặn mở cửa cho giáo viên, học sinh đọc, mượn sách, báo, tạp chí.
- Cán bộ thư viện góp phần làm tốt những phong trào ở nhà trường.
2. Tiến hành củng cố một số công việc trong hoạt động thư viện:
- Làm sổ mượn sách cá nhân cho cán bộ giáo viên.
- Kiểm kê, thanh lí sách báo cũ nát, lạc hậu.
- Xây dựng tủ sách dung chung
3. Phân công các thành viên trong tổ công tác thư viện:
Phân công đúng người đúng việc để tổ công tác hoạt động hiệu quả.
4. Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện cụ thể từng tháng.
- Hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch về nhu cầu cần mua sách giáo khoa, nghiệp vụ, tham khảo…
- Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm đăng kí mua sách giáo khoa, tham khảo, vở bài tập cho học sinh.
5. Triển khai cung ứng sách cho giáo viên và học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Vận động học sinh lớp trên nhượng lại sách cho học sinh lớp dưới.
+ Tiến hành kiểm tra học sinh dùng sách cũ xem còn phù hợp với nội dung chương trình mới không để báo cho học sinh và phụ huynh biết.
+ Đăng kí và thu tiền mua hộ sách giáo khoa, sách tham khảo đối với học sinh có nhu cầu.
+ Đảm bảo 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập.
- Đối với giáo viên:
+ Hướng dẫn giáo viên mượn những đầu sách mới có trong thư viện: Những loại sách nhà trường mua, những loại sách giáo viên tự mua hoặc phòng giáo dục phát hành về.
+ Những loại sách giáo viên yêu cầu mua đã được Ban giám hiệu duyệt nhưng cán bộ thư viện không tìm mua được thì có thể cử giáo viên mua về trường thanh toán.
6. Hoạt động giới thiệu , trưng bày sách:
- Phối hợp với tổ công tác thư viện và giáo viên chủ nhiệm tổ chức trong buổi họp tổ chuyên môn, giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao…để giới thiệu những cuốn sách hay phù hợp với nội dung chủ đề hàng tháng và phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh trong nhà trường.
7. Vận động giáo viên – học sinh quyên góp các loại sách cho thư viện.
- Cán bộ phụ trách thư viện phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách vận động học sinh quyên góp sách cho thư viện để xây dựng “tủ sách dùng chung”, mỗi năm một học sinh góp một cuốn sách.
8. Công tác tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn:
- Tham gia tập huấn theo chỉ đạo của phòng giáo dục.
- Mỗi năm kiểm kê sách một lần khi kết thúc năm học.
LẬP KẾ HOẠCH DUYỆT KẾ HOẠCH
CBTV HIỆU TRƯỞNG
( Đã kí) ( Đã kí)
Trương Thị Huyền Trần Thị Hương Lan