Những ngày giáp tết trời bỗng se se lạnh nhưng mà đó là cái lạnh báo hiệu một mùa xuân ấp áp đang về. Tết nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch hoặc Tết Cổ truyền, là dịp lễ quan trọng và thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Tết về đánh dấu cho một năm cũ đã qua và khởi đầu cho một năm mới sắp đến đầy hứa hẹn. Bên cạnh đó, Tết là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến tổ tiên, nguồn cội và tình thân , trên mâm cúng gia tiên của bất kỳ gia đình nào cũng không thể thiếu một thứ bánh đậm đà dân tộc Việt Nam đó là món bánh chưng xanh. Vì sao có bánh chưng xanh? Vì sao bánh chưng lại được đặt trân trọng trên bàn thờ trong ngày tết như vậy?
Hôm nay trong không khí vui tươi và phấn khởi để đón chào Tết sắp đến, Thư viện trường tiểu học Nông Nghiệp xin kính gửi tới quý thầy cô cùng các bạn cuốn sách: Sự tích Bánh Chưng, bánh Dày. Cuốn sách cho chúng ta biết nguồn gốc, ý nghĩa về bánh chưng bánh dày qua đó chúng ta hiểu biết thêm về truyền thống dâng cúng bánh chưng bánh dày vào ngày tết. Cuốn sách do Nhà xuất bản Mỹ Thuật phát hành gồm 15 trang sách, được in trên khổ 17 x 24cm với giá 16 000 đồng.
Không biết từ bao giờ, bánh chưng, bánh giầy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi khi Tết đến, thể hiện quan niệm về vũ trụ, nhân sinh của người xưa.
Bánh chưng, bánh giầy là hình ảnh của quê hương với mầu xanh ruộng đồng, sông núi, được làm ra từ những hạt "ngọc thực" quý nhất của thiên nhiên, sinh sôi nảy nở trên những triền đất phù sa đồng bằng dưới sức lao động của con người. Những sản vật giản dị, đậm đà hương vị không những ẩn chứa các giá trị văn hóa và tâm linh mà còn mang ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.
Bánh chưng, bánh giầy được chế biến từ lúa nếp thơm, một sản phẩm tiêu biểu của nghề trồng lúa nước có từ thời Vua Hùng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hai sản vật này gắn với câu chuyện huyền sử về lòng hiếu thảo của chàng hoàng tử Lang Liêu thời Hùng Vương dựng nước.
Cuốn SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của hoàng tử Lang Liêu với cha mình là Vua Hùng thứ 16. Qua đây, các bạn sẽ hiểu tại sao bánh dày, bánh chưng lại mang ý nghĩa tượng trưng cho công cha-nghĩa mẹ và biết vì sao vào dịp Tết, mọi gia đình Việt đều bày hai loại bánh này trên bàn thờ để tưởng nhớ công ơn các bậc tổ tiên.
Hy vọng cuốn sách sẽ là món quà tết cho các bạn học sinh hiểu thêm về phong tục và tập quán dịp tết cổ truyền Việt Nam. Cuốn sách hiện có mặt tại thư viện nhà trường, rất mong sự đón đọc của thầy cô và các bạn học sinh. Bài giới thiệu sách của chúng tôi đến đây là kết thúc, chúc các thầy cô giáo và các bạn học sinh đón tết thật nhiều niềm vui và hạnh phúc
Những ngày giáp tết trời bỗng se se lạnh nhưng mà đó là cái lạnh báo hiệu một mùa xuân ấp áp đang về. Tết nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch hoặc Tết Cổ truyền, là dịp lễ quan trọng và thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Tết về đánh dấu cho một năm cũ đã qua và khởi đầu cho một năm mới sắp đến đầy hứa hẹn. Bên cạnh đó, Tết là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến tổ tiên, nguồn cội và tình thân , trên mâm cúng gia tiên của bất kỳ gia đình nào cũng không thể thiếu một thứ bánh đậm đà dân tộc Việt Nam đó là món bánh chưng xanh. Vì sao có bánh chưng xanh? Vì sao bánh chưng lại được đặt trân trọng trên bàn thờ trong ngày tết như vậy?
Hôm nay trong không khí vui tươi và phấn khởi để đón chào Tết sắp đến, Thư viện trường tiểu học Nông Nghiệp xin kính gửi tới quý thầy cô cùng các bạn cuốn sách: Sự tích Bánh Chưng, bánh Dày. Cuốn sách cho chúng ta biết nguồn gốc, ý nghĩa về bánh chưng bánh dày qua đó chúng ta hiểu biết thêm về truyền thống dâng cúng bánh chưng bánh dày vào ngày tết. Cuốn sách do Nhà xuất bản Mỹ Thuật phát hành gồm 15 trang sách, được in trên khổ 17 x 24cm với giá 16 000 đồng.
Không biết từ bao giờ, bánh chưng, bánh giầy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi khi Tết đến, thể hiện quan niệm về vũ trụ, nhân sinh của người xưa.
Bánh chưng, bánh giầy là hình ảnh của quê hương với mầu xanh ruộng đồng, sông núi, được làm ra từ những hạt "ngọc thực" quý nhất của thiên nhiên, sinh sôi nảy nở trên những triền đất phù sa đồng bằng dưới sức lao động của con người. Những sản vật giản dị, đậm đà hương vị không những ẩn chứa các giá trị văn hóa và tâm linh mà còn mang ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.
Bánh chưng, bánh giầy được chế biến từ lúa nếp thơm, một sản phẩm tiêu biểu của nghề trồng lúa nước có từ thời Vua Hùng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hai sản vật này gắn với câu chuyện huyền sử về lòng hiếu thảo của chàng hoàng tử Lang Liêu thời Hùng Vương dựng nước.
Cuốn SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của hoàng tử Lang Liêu với cha mình là Vua Hùng thứ 16. Qua đây, các bạn sẽ hiểu tại sao bánh dày, bánh chưng lại mang ý nghĩa tượng trưng cho công cha-nghĩa mẹ và biết vì sao vào dịp Tết, mọi gia đình Việt đều bày hai loại bánh này trên bàn thờ để tưởng nhớ công ơn các bậc tổ tiên.
Hy vọng cuốn sách sẽ là món quà tết cho các bạn học sinh hiểu thêm về phong tục và tập quán dịp tết cổ truyền Việt Nam. Cuốn sách hiện có mặt tại thư viện nhà trường, rất mong sự đón đọc của thầy cô và các bạn học sinh. Bài giới thiệu sách của chúng tôi đến đây là kết thúc, chúc các thầy cô giáo và các bạn học sinh đón tết thật nhiều niềm vui và hạnh phúc