Ổn định tổ chức:
- GV kiểm tra sĩ số lớp
- GV kiểm tra ĐDHT của HS
- GV cho HS hát tập thể
Giới thiệu bài
- Ghi bảng
- GV yêu cầu HS:
+ Quan sát hình trong SGK (trang 30), chỉ ra tên các khối có trong hình.
+ Chọn đất và nặn các khối tròn, trụ, tam giác theo tỉ lệ to, nhỏ, dài, ngắn như trong hình.
- GV gợi ý để HS nhớ lại cách nặn các khối cơ bản đã được học ở lớp qua các câu hỏi:
+ Kể tên các khối em đã học.
+ Cách nặn mỗi khối như thế nào?
+ Em có liên tưởng gì về hình khối của con mèo khi nặn các hình khối đó?
+ Theo em, làm thế nào để tạo được con mèo?
- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.
- GV chuẩn kiến thức: các khối cơ bản đã học là khối tròn, khối trụ, khối tam giác.
- GV gợi ý HS quan sát hình trong SGK (trang 31), thảo luận và chỉ ra các bước tạo hình con mèo.
+ Những khối nào có thể dùng để tạo nên thân, đầu con mèo?
+ Kích thước của khối nào phù hợp làm chân và đuôi mèo?
+ Hình minh hoạ cho biết có mấy bước tạo hình con mèo? Em hãy nêu những bước đó.
- GV gọi HS trả lời
- GV thao tác mẫu để HS quan sát, biết cách nặn và tạo hình con mèo.
- GV khuyến khích HS nêu lại các bước nặn con mèo:
+ Tập hợp các khối đã nặn ở HĐ1. Cắt khối trụ dài lớn thành 4 phẫn bằng nhau làm chân mèo.
+ Ghép các khối tạo hình con mèo.
+ Thêm chi tiết mất, mũi, râu,..., đặc điểm riêng và tạo dáng sinh động cho con mèo.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận và lưu ý HS: Kết hợp khối tròn, trụ và tam giác có thể tạo được hình con mèo.
- GV gợi mở để HS nhớ lại đặc điểm và hình dung về con mèo thân quen: hình dáng, tư thế, màu sẳc, các bộ phận bên ngoài của con mèo.
+ Con mèo em sẽ nặn gồm những bộ phận gì? Em sẽ dùng những khối gì để nặn các bộ phận của con mèo?
+ Con mèo có màu sắc như thế nào?
+ Con mèo đó đang trong tư thế hoạt động như thế nào?
+ Em sẽ thêm chi tiết nào để con mèo có đặc điểm riêng và sinh động?
- GV yêu cầu HS điều chỉnh các khối tròn, trụ, tam giác thành các bộ phận của mèo và thực hiện nặn hình con mèo theo ý thích.
- GV khuyến khích HS tạo dáng, tạo đặc điểm riêng của con mèo bằng cách thêm các chi tiết với màu đất nặn khác nhau.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm bài vẽ.
+ Các khối để tạo hình con mèo
+ Cách tạo đặc điểm riêng cho con mèo
- GV khuyến khích HS giới thiệu về hình dáng, đặc điểm, tính cách, màu sắc, thói quen… của con mèo.
- GV khuyến khích HS chia sẻ về các hoạt động của con mèo mà em biết.
- Nêu câu hỏi để HS thảo luận và chia sẻ:
+ Cảm xúc của em khi tạo hình con mèo?
+ Con mèo em nặn có tên là gì? Hình dáng thể hiện sự tinh nghịch của con mèo ở điểm nào?
+ Các bộ phận con mèo của em được tạo nên bằng những khối gì?
+ Làm thế nào để ghép các bộ phận của con mèo?
+ Điểm nổi bật của con mèo là gì?
+ Màu sắc con mèo thế nào?
- GV gọi HS trả lời.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận và liên tưởng về hình khối có thể tạo hình các con vật.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em có ấn tượng với con vật nào? Vì sao?
+ Con vật đó có cấu tạo giống con vật khác ở điểm nào?
+ Đặc điểm riêng của mỗi con vật thể hiện ở bộ phận nào?
+ Em hãy nêu những hình khối có thể tạo ra con vật đó.
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV tóm tắt nội dung bài học: Kết hợp khối tròn, trụ, tam giác cũng có thể tạo được hình các con vật khác nhau.
- GV nhận xét, tổng kết bài học.
- Lưu bài lại , chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau
|